
Những cuốn hồi ký chiến trường Quảng Trị đẫm nước mắt
Chiến tranh dù đã qua đi nhưng những nỗi đau, những mất mát, đau thương mà nó để lại thì vẫn còn tồn tại trong hồi ức của nhiều thế hệ. Những trận chiến tại thành cổ Quảng Trị vào mùa hè năm 1972 là sự kiện điển hình thể hiện tinh thần chiến đấu kiên cường, là khúc tráng ca thể hiện thời kì kháng chiến cứu nước gian khổ mà anh hùng của nhân dân ta.
Đã có rất nhiều tác phẩm viết về mùa hè đỏ lửa năm ấy, những bài báo, những bức ảnh, những bài thơ, đoạn văn,… và đặc biệt nhất là những cuốn hồi ký chiến trường Quảng Trị. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về một số cuốn hồi ký về chiến trường Quảng Trị qua bài viết sau đây nhé.
Hồi ký chiến trường Quảng Trị “Từ khe sanh đến Thành Cổ Quảng Trị”
Cuốn hồi ký “ Từ Khe Sanh đến Thành cổ Quảng Trị” được viết bởi thương binh Nguyễn Văn Hợi. Ông được giao nhiệm vụ làm trợ lý quân lực và văn thư của đơn vị. Sau những trận đánh, ông lại viết báo cáo, ghi lại chi tiết những mất mát, hy sinh của đồng đội trong chiến dịch. Đó cũng là những tư liệu quý giá và chân thực để ông viết lên cuốn hồi ký chiến trường Quảng Trị.
Trong cuốn “ Từ Khe Sanh đến Thành cổ Quảng Trị”, ông đã lưu lại những chi tiết dù là nhỏ nhặt nhất cùng với những mong muốn, ước nguyện với đồng đội của mình. Sau chiến tranh, nếu may mắn còn sống trở về sẽ cùng nhau ôn lại lại những kỷ niệm xưa. Trên từng trang viết, chúng ta có thể hình dung được rõ nét những vất vả, những hiểm nguy, gian khó của người lính trên chặng đường hành quân. Họ phải trải qua cuộc sống chiến đấu thiếu thốn khắc nghiệt, tuy vậy tình đồng chí đồng đội vẫn thắm thiết keo sơn, trong mỗi người lính luôn rực cháy lòng quả cảm, lý tưởng sống cao đẹp sẵn sàng cống hiến, hy sinh cho độc lập tự do của Tổ quốc.
Những dòng nhật ký chân thực của ông đã làm sống lại một thời chiến đấu đầy khó khăn, nhưng cũng đầy những chiến công vang dội, những tấm gương người lính sẵn sàng chiến đấu và hy sinh anh dũng hết mình cho độc lập, tự do của tổ quốc. Bởi những giá trị lịch sử đặc biệt của mình, cuốn “Từ Khe Sanh đến Thành cổ Quảng Trị” đã được hiến tặng cho Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và nhiều đơn vị, nhà trường quân đội và được coi như một tài liệu giáo dục truyền thống quý giá.
Cuốn “Một thời Quảng Trị” của tác giả Nguyễn Huy Hiệu
Cuốn sách “Một thời Quảng Trị” được viết bởi Thượng Tướng Nguyễn Huy Hiệu. Ông đã gắn bó trong thời gian dài và có nhiều hồi ức, kỉ niệm tại chiến trường Quảng Trị. Bằng một trí tuyệt vời của nhà nghiên cứu chiến lược, chiến thuật quân sự, ông đã làm sống lại những ký ức về chiến trường Quảng Trị với những hy sinh, gian khổ, mất mát và đau thương thông qua 538 trang sách về hồi ký chiến trường Quảng Trị.
Những hình ảnh đêm hành quân trong mịt mùng khói lửa; những ngày ẩn sâu xuống lòng đất để địch, những giờ phút im lặng, nín thở tưởng như thời gian ngừng lại khi chờ trận chiến; những trận chiến đấu quả cảm, anh hùng để tiêu diệt kẻ địch; những thời khắc vui sướng ngất trời khi lá cờ Việt Nam tung bay giữa chiến trường, và cả giọt nước mắt nghẹn ngào, xót xa khi phải tiễn đưa những người đồng đội kề vai sát cánh cùng mình về với đất mẹ. Tất cả những hình ảnh ấy được tái hiện một cách chân thực, sinh động qua cuốn hồi ký của ông.
Cuốn sách gồm có bảy chương, miêu tả một cách chi tiết về những cuộc chiến ở Quảng Trị và những hồi ức về đồng đội của mình. Các trận đánh những hi sinh mất mát được miêu tả một cách chi tiết, tỉ mỉ, cụ thể và chân thực.
Cuốn “Quảng Trị 1972” của Nguyễn Quang Vinh – Hồi ký về chiến trường Quảng Trị
“Quảng Trị 1972” là cuốn hồi ký chiến trường Quảng Trị được viết dựa trên những hồi ức của Nguyễn Quang Vinh cùng những đồng đội của anh trong trận đánh đầy máu và lửa tại Quảng Trị. Trong những trận chiến ấy, người lính phải đấu tranh giữa sự sống và cái chết trong từng giây từng phút. “Quảng Trị 1972” thể hiện tất cả những chi tiết, những hình ảnh của trận chiến. Thể hiện cả những cái tốt và cái xấu, sự dũng cảm hay hèn nhát, lòng nhân đạo hay sự nhẫn tâm, tấm lòng cao cả hay thấp hèn, … Tất cả những chi tiết ấy đều được miêu tả tỉ mỉ, rõ ràng.
Cuốn sách “Quảng Trị 1972” được kể theo trình tự rõ ràng, từ khi tác giả Nguyễn Quang Vinh còn là một sinh viên thủ đô, đến khi anh lên đường vào thành cổ Quảng Trị,và trực tiếp tham gia vào các trận chiến tại các mặt trận khác cho tới khi trở về Hà Nội chữa trị khi bị mảnh pháo cắm vào đầu. Qua từng trang sách, hình ảnh chiến tranh hiện lên chân thật tới mức đau đớn, gợi lên nhiều cảm xúc của độc giả.
Cuốn “ Khúc tráng ca Thành Cổ”
“Khúc tráng ca Thành cổ” được xuất bản với mục đích tôn vinh một thời sống, kháng chiến đầy oanh liệt, hào hùng, kiên cường và bất khuất của những chiến sỹ nhân dịp kỷ niệm 35 năm cuộc chiến đấu bảo vệ thị xã – Thành cổ Quảng Trị. Cuốn sách đã tập hợp những trang nhật ký, hồi ký, những đoạn văn, bài thơ, những bản nhạc, và cả những bức tranh vẽ, những tấm ảnh chụp về mùa hè đỏ lửa tại chiến trường Quảng Trị.
Cuốn sách là những câu chuyện được kể bởi những người trực tiếp tham gia kháng chiến. Nó miêu tả chân thực tình hình tác chiến trong 81 ngày đêm; và gợi lại những hồi ức về từng trận chiến đấu, những lúc sinh hoạt, những tâm tư, tình cảm của người lính trong những thời khắc chiến đấu ác liệt.
Trên đây là một vài cuốn Hồi ký chiến trường Quảng Trị. Những cuốn sách đã tái hiện lại một thời kỳ chiến đấu đầy gian khổ, cam go, khốc liệt nhưng cũng đầy hào hùng trong thời kỳ kháng chiến cứu nước. Mong rằng những cuốn Hồi ký chiến trường Quảng Trị nêu trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về mùa hè đỏ lửa tại Quảng Trị năm 1972.