
Top những sự kiện quan trọng trong trận tái chiếm Quảng Trị của quân đội Bắc Việt
Cuộc tái chiếm Quảng Trị năm 1972 là là một trong những trận chiến ác liệt nhất, dữ dội nhất của Chiến dịch Xuân Hè 1972 trong Chiến tranh Việt Nam. Sau đây mọi người hãy cùng mình đi tìm hiểu về những mốc lịch sử đáng nhớ cũng như những thông tin quan trọng trong cuộc tái chiếm này nhé.
Top những thông tin quan trọng nhất trong cuộc tái chiếm quảng trị năm 1972
Bối cảnh lịch sử của cuộc tái chiếm quảng trị 1972
- Ngoài nước
Lúc này ở Hội nghị Paris chúng ta đang có lợi thế- Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam và lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã đẩy lùi được Chiến dịch Lam Sơn 719 cùng các chiến thắng khác của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam ở Đắk Tô, Đông Nam Bộ và Bắc Tây Nguyên.
- Trong nước
Thông tin về việc Quảng Trị rơi vào tay Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam nó đã tác động mạnh mẽ tới chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Và tổng thống Thiệu đưa ra cam kết bằng mọi giá phải tái chiếm Quảng Trị cũng như trách móc phía bên Hoa Kỳ đang bỏ rơi đồng minh. Và quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã giành quyền kiểm soát được toàn bộ tỉnh quảng trị.
Diễn biến đáng nhớ của cuộc tái chiếm Quảng Trị năm 1972
Cuộc chiến đấu tái chiếm Quảng Trị chính thức bắt đầu vào ngày 28-6-1972 và kéo dài 81 ngày đêm.
Phía địch
- Dựa vào số lượng quân đông, sức cơ động nhanh, hỏa lực mạnh, địch liên tiếp mở những đợt tiến công ào ạt nhằm nhanh chóng tiêu diệt lực lượng phòng thủ, đánh chiếm mục tiêu của ta.
- Địch đã tiến công dữ dội và huy động hàng chục ngàn lượt máy bay ném bom các loại, trong đó hàng nghìn lượt máy bay B52 được rải xuống mặt đất một khối lượng bom đạn khổng lồ, tương đương sức nổ của bảy quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hiroshima (Nhật Bản) vào năm 1945. Cùng với hàng trăm nghìn viên đạn pháo các loại, biến toàn bộ khu vực thị xã và Thành cổ Quảng Trị thành “những đống gạch đổ nát”.
Phía ta
- Cuộc tái chiếm quảng trị diễn ra vô cùng khó khăn, ác liệt. Ngoài mưa bom, bão đạn do kẻ thù dội xuống thì các cán bộ và các chiến sĩ ta còn phải khắc phục những khó khăn do điều kiện thời tiết khắc nghiệt như: Mưa trắng trời quảng trị làm cho mực nước các sông Thạch Hãn và sông Nhùng quanh khu vực Thành cổ Quảng Trị dâng cao, chảy xiết, ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc cơ động lực lượng và bảo đảm hậu cần.
- Tuy nhiên, các cán bộ và chiến sĩ ta vẫn nêu cao quyết tâm, kiên cường để bám trụ từng mét thành, từng đoạn công sự trận địa… gây cho địch nhiều thiệt hại.
- Đến giữa tháng 6 năm 1972, điều kiện tiếp tế của ta ngày càng khó khăn, bộ đội thương vong nhiều, sức chiến đấu giảm sút nghiêm trọng.
- Đến ngày 16-9-1972, quân ta được lệnh rút khỏi Thành cổ quảng trị, chuẩn bị cho đợt hoạt động mới.
Kết quả cuộc tái chiếm Quảng Trị năm 1972
Cả hai bên đều bị tổn thất lớn sau cuộc tái chiếm quảng trị này. Tuy để mất thị xã quảng trị và Thành cổ Quảng Trị nhưng Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam ta vẫn giữ được hai căn cứ bàn đạp Tích Tường, Phước Môn, Như Lệ, Tân Téo phía Tây và Bích La, An Lộng, Nại Cửu, Chợ Sãi, Long Quang ở phía Đông trên hữu ngạn sông Thạch Hãn. Ngoài ra, sư đoàn 324 vẫn chiếm giữ các vị trí ở cực tây Quảng Trị. Đây là những mục tiêu mà quân đội địch đã tiếp tục tìm cách giành lại bằng các chiến dịch trong giai đoạn sau, nhưng trong cuộc tái chiếm này này đều bị Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam ta bẻ gãy cho tới khi Hiệp định Paris được ký kết.
Ý nghĩa sâu sắc của cuộc tái chiếm Quảng Trị năm 1972
Đặt trong bối cảnh lịch sử năm 1972, cuộc tái chiếm Quảng Trị trong 81 ngày đêm đã mang ý nghĩa về chiến lược và để lại nhiều bài học quý báu về nghệ thuật quân sự.
- Đây là bước trưởng thành, phát triển mới trong nghệ thuật chiến dịch của Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Cuộc tái chiếm đã tạo tiền đề cho bước phát triển cao của nghệ thuật chiến dịch trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.
Bài học quý báu của cuộc tái chiếm Quảng Trị năm 1972
- Phải biết kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ quân sự với nhiệm vụ chính trị, giữa tiến công giải phóng đất đai với chuẩn bị phương án phòng ngự và vận dụng linh hoạt các hình thức tác chiến tiến công, phản công, phòng ngự.
- Biết kết hợp tác chiến phòng ngự với liên tục phản kích, nhằm đẩy mạnh tác chiến trên diện rộng để tạo điều kiện phòng ngự giữ vững khu vực trọng điểm.
- Trong trận chiến phải bảo đảm phối hợp, hiệp đồng tác chiến hiệu quả giữa các hướng, các mũi và các bộ phận.
- Lãnh đạo phải quán triệt tốt nhiệm vụ cũng như củng cố lòng quyết tâm và ý chí chiến đấu của các cán bộ, chiến sĩ trong mọi hoàn cảnh khắc nghiệt, để họ có thể phát huy tinh thần yêu nước, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Kết luận
Với thời gian, cuộc chiến đấu 81 tái chiếm Quảng Trị vẫn mãi là bản hùng ca bất tử về sức mạnh và ý chí của con người Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh và bảo vệ Tổ quốc. Mong những thông tin mình chia sẻ phía trên sẽ giúp ích cho các bạn có thể hiểu cơ bản về trận chiến tái chiếm quảng trị và tinh thần bất khuất của nhân dân ta lúc bấy giờ.