
Tìm hiểu chung về nền văn hóa lịch sử nghệ thuật Trung Quốc
Mỗi khi nói đến Trung Quốc thì chắc hẳn không thể nói đến văn hoá Trung Quốc bởi đây là đất nước có nền văn minh lâu đời cũng như là mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Tuy nhiên nền văn hoá Trung Hoa này rất nhiều và rộng nên mọi người chưa thể biết hết hoặc nhớ hết về nơi đây. Nên bài viết hôm nay sẽ chia sẻ chung về nền văn hóa lịch sử nghệ thuật Trung Quốc nhớ xem đến cuối nhé!
Văn hóa Trung Quốc Trà Đạo
Khi nói đến nền văn hoá Trung Quốc không thể không nói đến văn hoá trà đạo bởi đây được xem như là một lịch sử văn hoá Trung Quốc. Trung Quốc còn được biết đến là cái nôi của trà đạo, uống trà, trồng trà hay cũng như thưởng thức trà là có nguồn gốc xuất xứ từ đất nước Trung Hoa này. Dù cho có trải qua hơn 4.000 năm thì thưởng trà được xem như là một thói quen bắt buộc phải có trong sinh hoạt của người dân nơi đây.
Văn hoá trà đạo là nghệ thuật uống trà nhằm mục đích là thực hành đạo hay cụ thể hơn là để hiểu đạo và rèn luyện tâm tính để có thể tự thân. Trà đạo Trung Hoa là sự kết hợp giữa nghệ thuật, đạo đức, triết học, tôn giáo và thẩm mỹ. Đó không chỉ là thói quen của việc uống trà mà còn được xem là nét tinh túy, cảm nhận từng vị trí cụ thể và đàm thoại về lời chỉ dạy từ cổ nhân.
Ẩm thực Trung Hoa
Ở đất nước Trung Hoa này không chỉ được biết đến là đất nước có nền lịch sử văn hoá Trung Quốc lâu đời nhất mà còn được biết đến nền ẩm thực nơi đây. Ẩm thực Trung Hoa vô cùng đặc sắc và độc đáo nhờ sự kết hợp đặc biệt của sắc, vị, hương và cách thức trang trí món ăn.
Người dân nơi đây cực kỳ coi trọng sự trọn vẹn do đó các món ăn đều được thể hiện một cách đầy đủ nhất. Lỡ như có thiếu một chút gì đó thì được xem như một điều không may mắn bởi họ có quan niệm rằng “đầu xuôi đuôi lọt”. Vậy nên các món ăn từ cá thì phải làm nguyên con hay gà chặt ra từng miếng rồi xếp đầy đủ lên đĩa… đặc biệt là không thể thiếu màu sắc và hương vị hấp dẫn làm cho say lòng khách hàng.
Khi ăn ở nơi đây thì đa phần các món ăn đều được đặt trong một cái đĩa lớn và bố trí ở giữa bàn sao cho tất cả mọi người đều dùng chung được. Còn khi ăn ở nhà hàng thì các món ăn sẽ được sắp xếp trên một cái bàn tròn lớn và xoay được nhằm giúp mọi người ăn dễ dàng hơn.
Gốm sứ Trung Quốc
Gốm sứ Trung Quốc là một lịch sử của văn hoá Trung Quốc bởi nghệ thuật gốm sứ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển và tiến bộ của loài người. Gốm sứ Trung Hoa xuất hiện từ những năm 4500 TCN. Trải qua bao nhiêu triều đại thì thời kỳ nghệ thuật của gốm sứ vẫn giữ được nét ưu việt rất riêng. Hiện nay với sự đa dạng mẫu mã cùng với hoạ tiến hoa văn chất lượng và đẹp đẽ thì Gốm sứ Trung Hoa trở nên nổi tiếng hơn và được xuất khẩu khắp các quốc gia.
Võ thuật Trung Hoa
Nói đến nền văn hoá Trung Hoa sẽ là một thiếu sót nếu bỏ qua nền võ thuật bởi nói là một nét văn hoá truyền thống và đặc sắc tại nơi đây. Cùng với lịch sử hàng nghìn năm thì võ thuật Trung Quốc là tên gọi chung của khí công và võ thuật được người dân Trung Quốc sáng tạo nên.
Ở nơi đây còn có nhiều bộ phim võ thuật nổi tiếng bởi tất cả đều toát lên một vẻ đẹp và nét đặc trưng của văn hoá Trung Quốc và các bộ phim đó là: Lý Tiểu Long, Diệp vấn, Vịnh Xuân Quyền… Cùng với những môn võ rất nổi tiếng như thái cực quyền, thiếu lâm tự, vịnh xuân quyền,..
Văn hóa Hán Tự
Văn hoá Hán Tự hay còn gọi là Chữ Hán là do nhân dân lao động cùng nhau tạo ra trong quá trình sản xuất lâu dài của họ. Trước đây thì chữ Hán được biết đến là những hình vẽ thô sơ biểu ý sau này thì mới dần dần hoàn thiện.
Các hình vẽ được người dân Trung Hoa cổ đại biến thành các nét chữ rồi sắp xếp lại với nhau để tạo nên chữ Hán bây giờ. Ngoài ra thì một số chữ Hán vẫn được xem là chữ tượng hình hoàn toàn và trong thời kỳ cổ đại thì các chữ tượng hình đó còn được gọi là Văn là cách mà người xưa dùng để ghi lại những gì mà họ đã nhìn thấy.
Sau này khi các chữ tượng hình không thể đủ sức để biểu đạt được sự vật trong đời sống hàng ngày thì họ đã thêm vào các ký hiệu để hỗ trợ chữ tượng hình còn gọi là chữ hội ý.
Văn hóa Trung Quốc giao tiếp
Không giống với Phương Tây thì văn hoá giao tiếp của người phương Đông hay cụ thể hơn là người Trung Quốc khá là khắt khe. Khi chào hỏi nhau thì không nên bắt tay chặt mà phải được thả lỏng và nhẹ nhàng.
Phải chào hỏi người có chức quyền cao nhất và khi giới thiệu đến ai đó thì bắt buộc không được chỉ trỏ về phía người đó bởi không lịch sự. Cách tốt nhất là dùng cả bàn tay đã ngả lòng ra rồi mới được chỉ về phía người đó. Mỗi khi giao tiếp thì hạn chế hoặc tốt nhất là không bàn đến các chủ đề chính trị và không có những lời phê phán mà nên nói đến thể thao hay hơn nữa đó văn hoá Trung Hoa.
Trang phục truyền thống
Nói đến trang phục truyền thống của văn hoá Trung Quốc sẽ là một thiếu sót không hề nhỏ nếu như bỏ qua sườn xám. Sườn Xám còn được biết đến là áo dài Thượng Hải. Trang phục này được hình thành từ thời nhà Thanh và là sự kết hợp văn hoá dân gian được giao thoa với nền văn hoá khác sườn xám vẫn là một trang phục kinh điển nhất trong trang phục truyền thống của Trung Hoa.
Sườn xám này rất thịnh hành với các chị em phụ nữ ở Trung Quốc bởi nó mang lại phong cách đoan trang, đường nét mỹ miều, yêu kiều đặc biệt là mềm mại của người phụ nữ. Hơn thế nữa đó còn là sự kết hợp nét giao thoa văn hoá của phương Đông và phương Tây.
Tuồng Côn Sơn
Tuồng Côn Sơn là một lịch sử của văn hoá Trung Quốc bởi đây là một dạng hí khúc dùng giọng Côn Sơn để hát. Côn khúc là một tên gọi khác của Tuồng Côn Sơn, được lưu hành chủ yếu ở miền Nam Giang Tô, Hà Bắc và Bắc Kinh.Dấu mốc quan trọng của văn hoá Trung Hoa là vào năm 2001 Tuồng Côn Sơn được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể.
Tuồng Côn Sơn ra đời cách đây hơn 600 năm và được xem như là loại hình biểu diễn hoàn chỉnh nhất trong lịch sử hí khúc của đất nước Trung Quốc. Đóng một vai trò quan trọng trong âm nhạc cũng như văn học Trung Quốc bởi có những độc tác trữ tình và tinh tế. Tuồng Côn Sơn còn biết đến là sự kết hợp giữa 2 thể loại là nghệ thuật hát và biểu diễn.
Thời đại hoàng kim nhất của bộ môn Côn Sơn này được xác định và lựa chọn sử dụng như một phương tiện giao tiếp. Bên cạnh đó còn là loại ca kịch được ưa chuộng nhất ở đất nước Trung Quốc cho đến khi lụi tàn vào giữa thế kỷ XX. Nhưng hiện nay với những nét đặc sắc từ loại hình này thì chúng đã và đang khôi phục dần dần từ cuối thế kỷ XX cho đến bây giờ.
Trên đây là toàn bộ thông tin về văn hoá Trung Quốc hy vọng rằng khi xem hết bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về lịch sử văn hoá Trung Quốc. Và nếu có dịp đi đến đây hãy trải nghiệm hết những nền văn hoá tuyệt đẹp này nhé.