
10 điểm nổi bật trong trận chiến Quảng Trị 1972
Như chúng ta đã biết, trận chiến quảng trị 1972 là một chiến dịch trong Chiến tranh Việt Nam do Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã thực hiện vào năm 1972. Đây là một trong những phần trong Chiến dịch Xuân hè 1972 mà Quân lực Việt Nam Cộng hòa gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa. Sau đây mọi người hãy cùng mình đi tìm hiểu kĩ càng với 10 điểm nổi bật về trận chiến này nhé.
Giới thiệu sơ qua về trận chiến quảng trị 1972
Cuộc tấn công chiến lược năm 1972 trên toàn miền Nam bắt đầu vào ngày 30/3/1972 của hai Sư đoàn 304 và 308 với sự sát sao của các trung đoàn xe tăng và pháo binh đã giúp ta vượt qua khu phi quân sự tại giới tuyến 17 để chia cắt 2 miền. Đồng thời từ phía Tây, Sư đoàn 324B với sự hỗ trợ của xe tăng theo đường 9 từ phía Lào vượt qua Khe Sanh tiến vào thung lũng sông Thạch Hãn. Nhờ sự hợp lực của chặt chẽ của quân ta đã gây bất ngờ cho quân phòng thủ của ngụy và đồng minh Mỹ. Quân ta đã tiến đánh vào các vị trí phòng thủ của sư đoàn 3 ngụy làm tan rã lực lượng địch và thắng lợi vẻ vang. Thắng lợi của trận chiến quảng trị 1972 đã làm thay đổi cơ bản cục diện của chiến trường, đẩy chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ đến bờ vực phá sản và tạo thế lợi cho việc giải phóng hoàn toàn miền Nam của ta.
10 điểm nổi bật trong trận chiến Quảng Trị 1972
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến trận chiến
Sau những thất bại trên chiến trường miền Nam những năm 1970-1971, Mỹ và ngụy đã có nhiều nỗ lực trong việc khôi phục lại tình hình, tuy nhiên vẫn liên tiếp bị thất bại và bị dồn vào thế bị động về cả quân sự và chính trị. Với bản chất ngoan cố và ỷ lại tiềm lực chiến tranh còn lớn, năm 1972 Mỹ vẫn thực hiện mục tiêu của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của mình hòng tạo điều kiện mặc cả với ta về việc chấp nhận một giải pháp có lợi cho mình ở Hội nghị Paris.Vì vậy đã nổ ra trận chiến quảng trị 1972
Kế hoạch thâm hiểm của địch
Trong trận chiến quảng trị 1972, địch đã đưa ra kế hoạch thâm hiểm của mình với 3 tuyến:
- Tuyến ngoài cùng có nhiệm vụ là: phát hiện, ngăn chặn và phá hoại sự chuẩn bị của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam từ xa.
- Tuyến giữa đây là tuyến phòng thủ quan trọng nhất nhằm ngăn chặn các cuộc tiến công của ta, bảo vệ các thị xã, thị trấn, các căn cứ và đường giao thông quan trọng và các vùng đã được bình định.
- Tuyến trong cùng, đây là tuyến phòng ngự để dự phòng đánh trả các cuộc tiến công lớn, các phong trào đấu tranh và nổi dậy của ta.
Kế hoạch lí tưởng của ta
- Cánh Bắc có nhiệm vụ tiêu diệt Trung đoàn 57 và Trung đoàn 2 bộ binh ở điểm cao 544, Đồi Tròn, Động Mã, Cồn Tiên; rồi thừa thắng bao vây tiêu diệt miếu Quán Ngang, Bái Sơn; sẵn sàng diệt địch ở Hồ Khê, Đá Bạc, Lăng Cô, Gia Bình…
- Cánh Tây, đảm nhận việc tiến công tuyến phòng ngự phía tây ở Động Toàn, Ba Hồ, Ba Tum nếu địch phản ứng thì có thể tổ chức tiêu diệt trước thời hạn quy định. Sau đó, toàn cánh sẽ phối hợp với cánh Bắc đánh chiếm Núi Kiếm, bao vây tiêu diệt các căn cứ 241, Đầu Mầu, Mai Lộc và sẵn sàng tiến công tiêu diệt Ái Tử.
- Cánh Nam có nhiệm vụ là tấn công ở phía đông dãy Thượng Nguyên, chủ yếu từ khu vực từ động Ông Do xuống đoạn đường số 1, thực hiện chia cắt chiến dịch và hỗ trợ cho nhân dân Triệu Phong, Hải Lăng nổi dậy giành quyền làm chủ.
- Cánh Đông, làm nhiệm vụ bao vây Dốc Miếu và Quán Ngang từ phía đông, rồi tiến công quân cảng Cửa Việt, cuối cùng phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương để tiêu diệt và làm tan rã lực lượng bảo an, hỗ trợ nhân dân các xã ven biển Gio Linh, Triệu Phong đứng lên giành quyền làm chủ.
Phương châm đánh địch của ta
Trong trận trận chiến quảng trị 1972, phương châm đánh địch của ta là: Nhân cơ hội đánh địch công sự ngoài để tiêu diệt sinh lực và phương tiện chiến tranh của chúng, tạo thời cơ đánh những trận quyết định tiêu diệt từng trung đoàn, từng lữ đoàn của địch, phá vỡ tuyến phòng thủ, và nhanh chóng đột phá tung thâm, không cho chúng có thời gian đối phó, từ đó phát huy cao độ uy lực của mọi loại binh khí kỹ thuật hiện có để đánh tập trung hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, coi trọng đánh trận vừa và nhỏ, còn đánh sâu và hiểm bằng những lực lượng tinh nhuệ, hỗ trợ cho nhân dân Quảng Trị và Thừa Thiên nổi dậy giành quyền làm chủ.
Lực lượng tham chiến của địch
Trong trận chiến quảng trị 1972, lực lượng tham chiến của địch bao gồm:
- – 2 sư đoàn bộ binh; về sau còn được tăng viện thêm một số sư đoàn khác
- – Liên đoàn dù biệt kích 81
- – 2 lữ đoàn thủy quân lục chiến
- – 4 trung đoàn và 2 chi đoàn tăng thiết giáp
- – 17 tiểu đoàn pháo binh, một số tiểu đoàn công binh, gồm 258 khẩu đại bác (chưa kể các loại pháo bắn thẳng và súng cối hạng nặng)
- – 1 sư đoàn không quân
- – 4 tiểu đoàn và 94 đại đội bảo an; 302 trung đội dân vệ; 5.100 cảnh sát
- – Pháo hạm của hạm đội 7 và không quân Mỹ với 1.000 máy bay và 100 ném bom chiến lược B-52 yểm trợ.
Lực lượng tham chiến của ta
Trong trận chiến quảng trị 1972, lực lượng tham chiến của ta bao gồm:
- – Các sư đoàn bộ binh: 324, 320B,308. Đến giai đoạn 2 được tăng cường 325 và 304.
- – 2 trung đoàn tăng thiết giáp với hơn 100 xe tăng
- – Một số tiểu đoàn đặc công
- – Bốn trung đoàn pháo binh với 408 khẩu pháo và súng không giật
- – Hai sư đoàn phòng không với 3 trung đoàn pháo phòng không và hai trung đoàn tên lửa với tên lửa đất đối không SA-2
- – Các lực lượng tại chỗ
Diễn biến trận chiến
Năm 1972, nhằm tạo áp lực lên hội nghị ở Paris, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã mở một chiến dịch lớn đánh vào Quảng Trị được gọi là trận chiến quảng trị 1972 gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tiến công
Giai đoạn 2: Quân lực Việt Nam Cộng hòa và Quân đội Hoa Kỳ phản kích
Giai đoạn 3: Trận chiến ở bờ bắc sông Thạch Hãn
Kết quả
Trong toàn trận chiến quảng trị 1972 ta đã giành chiến thắng giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị và 3 xã thuộc huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên, đặc biệt là đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến lược đề ra.
Ý nghĩa
- Tạo ra cục diện mới trên chiến trường ngày càng có lợi cho ta trong cuộc tiến công sắp tới.
- góp phần buộc Mỹ và chính quyền Sài Gòn phải kí kết Hiệp định Pari nhằm chấm dứt chiến tranh và lập lại hoàn bình ở Việt Nam.
Bài học quý báu
- Phải biết kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ quân sự với chính trị, vận dụng linh hoạt các hình thức tác chiến tiến công, phản công và phòng ngự.
- Lãnh đạo phải quán triệt tốt nhiệm vụ, củng cố quyết tâm và ý chí chiến đấu của cán bộ, giúp họ phát huy tinh thần yêu nước, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Kết luận
Tóm lại, trận chiến quảng trị 1972 là một cột mốc đánh dấu sự phát triển của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Nó cho ta thấy tinh thần yêu nước, lòng quyết tâm và ý chí vững vàng của nhân dân ta trong bất cứ hoàn cảnh nào. Mình hy vọng những thông tin chia sẻ phía trên sẽ giúp các bạn hiểu hiểu được trận chiến quảng trị năm đó cũng như hiểu được phần nào lịch sử Việt Nam.