
Cách tính giờ đi ngủ, thời gian ngủ đúng khoa học cho bạn
Ai cũng biết ngủ là rất quan trọng và ngủ khoa học lại càng quan trọng hơn nữa. Tuy nhiên lại ít ai biết đến cách tính giờ ngủ sao cho có được một giấc ngủ khoa học. Hiểu được điều này nên hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ lại cách tính thời gian ngủ đúng khoa học nhất vậy còn chần chừ gì mà không xem tiếp nào.
Những lý do nên có giờ ngủ khoa học
Theo như các chuyên gia nghiên cứu thì việc có được một giấc ngủ khoa học sẽ giúp chúng ta có được sức khoẻ tốt cũng như tinh thần dồi dào để làm việc hiệu quả. Nếu như ngủ không đúng khoa học sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ và mắc nhiều bệnh hơn. Và đây là một số lý do nên biết cách tính giờ ngủ để có giờ ngủ khoa học:
Tăng tuổi thọ
Theo như nghiên cứu của các nhà khoa học thì ngủ đúng giờ và thức đúng giấc sẽ giúp chúng ta gia tăng tuổi thọ một cách đáng kể. Với mỗi người sẽ có thời gian ngủ khác nhau và hiệu quả thì phụ thuộc vào thời gian duy trì thói quen.
Làm chậm quá trình bị lão hoá
Nếu như bạn ngủ đủ giấc một ngày thì việc này sẽ giúp bạn cải thiện làn da rất tốt cho sau này. Nói một cách chi tiết hơn thì việc này sẽ giúp cho làn da của bạn hạn chế được nếp nhăn cũng như loại bỏ quầng thâm ở mắt đặc biệt hơn là sẽ có được một làn da hồng hào.
Phòng ngừa bệnh tật
Đây được xem là lý do tốt nhất mà mọi người nên có một giấc ngủ khoa học bởi nó giúp cho cơ thể chúng ta giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh về tim mạch hay tiểu đường hoặc huyết áp.
Tinh thần tỉnh táo để làm việc hiệu quả
Nếu như bạn có một giấc ngủ khoa học thì mỗi khi tỉnh dậy sẽ giúp bạn không bị mệt mỏi mà ngược lại còn có một tinh thần phấn chấn cùng với đó là đầu óc minh mẫn và hiệu suất công việc cũng được nâng cao đáng kể.
Tăng trí nhớ
Mỗi khi ngủ đủ giấc và khoa học thì sẽ giúp bạn hoạt động não bộ một cách hiệu quả và não bộ sẽ có thêm không gian để lưu trữ từ đó giúp đầu óc có được trí nhớ tốt hơn.
Dấu hiệu ngủ không khoa học
Nếu như bạn có những dấu hiệu dưới đây thì chắc hẳn bạn đang ngủ không khoa học
- Trí nhớ giảm sút
- Không thấy đói vào bữa trưa
- Dễ cáu gắt hay nóng giận
- Thường xuyên mệt mỏi
- Làn da xuống sắc
- Khó tập trung
- Luôn cảm thấy mệt mỏi
- Giảm ham muốn tình dục
Chu trình của một giấc ngủ khoa học
Nhiều bạn cứ nghĩ ngủ 8 tiếng một ngày là có một giấc ngủ khoa học nhưng chưa đủ. Để có được một giấc ngủ khoa học thì phải chia ra 5 giai đoạn sau:
Ru ngủ
Là giai đoạn đầu tiên nên dễ dàng bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài và hay xuất hiện các hiện tượng giật mình. Giai đoạn này bạn sẽ bị co giật đột ngột và những hình ảnh cảm thấy mình bị rơi xuống. Nhưng đây lại là một hiện tượng bình thường của cơ thể.
Ngủ nông
Đây là giai đoạn mắt chúng ta bắt đầu dừng hoạt động và chiếm phần lớn thời gian vào giấc ngủ. Ở giai đoạn ngủ nông cơ thể của bạn sẽ bắt đầu bước vào trạng thái thư giãn nhưng cũng dễ dàng bị đánh thức.
Ngủ sâu
Mặc dù chỉ chiếm 1 phần nhỏ trong chu trình nhưng nó lại giúp bạn giãn xương khớp và các hoạt động khác trên cơ thể như tim, nhịp thở,… diễn ra rất chậm rãi. Trong khi ngủ sâu thì cơ bắp sẽ được thả lỏng và lấy lại gần như là toàn bộ năng lượng để tăng cường tái tạo tế bào và quá trình trao đổi chất.
Ngủ rất sâu
Đây là giai đoạn gần như là quan trọng nhất bởi sẽ khó bị đánh thức bởi hệ tuần hoàn ở mức thấp nhất. Theo như các chuyên gia nghiên cứu thì lỡ như thức dậy vào giai đoạn này sẽ cảm thấy rất là mệt cũng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. Phải mất tầm 5p để não bộ hoạt động lại bình thường
Giai đoạn ngủ mơ
Giai đoạn này các bộ phận trong hệ tuần hoàn sẽ hoạt động mạnh hơn rất nhiều và bạn sẽ mơ thấy giấc mơ đẹp hoặc ác mộng. Cuối giai đoạn này có thể bạn sẽ bị tỉnh giấc và lại bắt đầu chu trình mới sau vài phút.
Cách tính giờ đi ngủ khoa học đúng
Sau khi hiểu được 5 chu trình giấc ngủ thì việc quan trọng bây giờ là tính giờ ngủ khoa học. Theo như các chuyên gia thì mỗi chúng ta cần ngủ đủ 5 chu trình và với mỗi chu trình sẽ diễn ra trong vòng 90p. Vậy nên chúng ta cần phải dành khoảng 450p/ 1 ngày để có được giấc ngủ khoa học
Công thức tính giờ ngủ như sau: Thời gian thức giấc = Thời gian đi ngủ + 90 phút *n + 14 phút.
Trong công thức này thì n được xem như là một số từ 3 – 6 phụ thuộc vào thời gian bạn dành cho giấc ngủ, trong khoảng thời gian này bạn sẽ có được giấc ngủ ngon nhất. Với công thức tính giờ ngủ trên sẽ giúp bạn có được một giấc ngủ chuẩn khoa học nhé.
Bên cạnh đó thì bạn nên dành thêm 15 – 30p ngủ trưa hàng ngày để cho cơ mắt được thư giãn, và cơ thể có thêm tinh thần làm việc vào buổi chiều và tối. Nếu kết hợp được giờ ngủ chính cùng với giờ ngủ trưa thì chắc chắn sẽ giúp bạn có được tinh thần và sức khỏe rất tốt.
Biện pháp duy trì giờ ngủ khoa học
Không chỉ ngủ đủ theo cách tính giờ ngủ khoa học mà chúng ta cần phải có được biện pháp duy trì giờ ngủ này một cách tốt nhất và hiệu quả nhất và dưới đây là một số biện pháp cùng xem qua nhé
Uống trà thảo mộc
Nếu trước khi đi ngủ mà bạn uống cho mình một tách trà thảo mộc thì điều này giúp cho giai đoạn ru ngủ của bạn khó bị đánh thức và dễ dàng chìm vào giấc ngủ nhanh hơn. Với những ai mắc chứng bị khó ngủ hay ngủ chập chờn thì đây chính là thần dược giúp cho bạn có được một giấc ngủ ngon nhất mà còn lại tốt cho sức khỏe.
Tạo nên thói quen sống lành mạnh
Để có được một giấc ngủ khoa học và duy trì được nó thì chúng ta nên tập thể dục thường xuyên và nói không với những thực phẩm có cồn và chất kích thích như là rượu bia hay cà phê, thuốc lá. Hạn chế sử dụng những thiết bị điện tử có ánh sáng xanh trước khi đi ngủ. Đây là những thói quen tốt giúp bạn có được giấc ngủ khoa học.
Lựa chọn chiếc giường ngủ thoải mái nhất
Đây có thể được xem như là yếu tố quan trọng bởi không chỉ giúp bạn có được giấc ngủ quan trọng mà còn lại giúp bạn duy trì với nó. Một chiếc giường sạch sẽ, êm ái và thoải mái sẽ giúp bạn có được giấc ngủ ngon nhất.
Vậy nên hãy lựa chọn cho mình một chiếc giường làm cho bạn thấy thoải mái nhất qua đừng quên là phải thường xuyên thay vỏ gối cũng như ga giường và chăn mền hay là dọn vệ sinh xung quanh để có một không gian ngủ tốt nhất nhé.
Nghe nhạc thiền trước khi đi ngủ
Nghe nhạc thiền cũng khá là quan trọng để cho bạn có được những giấc ngủ sâu. Những bài không lời hay những bài nhạc nhẹ sẽ giúp cho đầu óc bạn được thả lỏng, nghỉ ngơi sau những ngày làm việc căng thẳng và mệt nhọc. Và nghe nhạc thiền trước khi đi ngủ được xem là một cách để bạn có thể duy trì giờ ngủ khoa học đấy.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ về cách tính giờ ngủ khoa học nhất và đối với mỗi người lại có cách tính giờ ngủ khác nhau và qua bài viết này hy vọng bạn sẽ có được giấc ngủ khoa học nhất dựa vào công thức tính giờ ngủ nhé.