
10+ thông tin về Thành Cổ Quảng Trị máu và hoa – một ký ức hào hùng của dân tộc
Thành Cổ Quảng Trị máu và hoa – một câu mang đầy ký ức hào hùng của dân tộc, chắc hẳn trong lòng mỗi người đều vô cùng xúc động và tự hào. Cho đến ngày nay, thành cổ Quảng Trị vẫn luôn chứa đựng một giá trị tinh thần vô cùng to lớn đối với mỗi người dân Việt Nam, trở thành Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt không chỉ thu hút du khách trong nước mà còn cả những khách du lịch trên khắp thế giới đến tham quan. Ngay sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những ký ức hào hùng vang danh một thời của nơi đây.
Vị trí của Thành Cổ Quảng Trị
Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị nằm tại trung tâm thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị; cách quốc lộ 1A hơn 2km về hướng Đông, từ đây ra đến sông Thạch Hãn chỉ khoảng 500m theo hướng Nam.
Theo ghi chép, đầu thời Gia Long Thành Cổ Quảng Trị được đặt móng xây dựng tại phường Tiền Kiên; cho đến khoảng năm 1809 mới dời đến xã Thạch Hãn, phường 2, thị xã Quảng Trị – chính là vị trí ngày nay.9
Nơi đây được xem như công trình thành lũy quân sự và trụ sở hành chính của Triều đình nhà Nguyễn thời bấy giờ.
Đây cũng là trung tâm tỉnh Quảng Trị thời Pháp thuộc và chính quyền miền Nam.
Thành Cổ Quảng Trị dưới thời Nhà Nguyễn nắm quyền
Thành có khuôn viên dạng hình vuông, chu vi tường thành vào khoảng hơn 2.000m, chiều cao thành là hơn 4m, chân dày hơn 12m, đỉnh dày khoảng gần 1m và được bao quanh bởi hệ thống hào. Ở 4 góc thành đều được trang bị 4 pháo đài nhô ra phía ngoài.
Thành cổ Quảng Trị có kiến trúc thành trì vững chắc, tường thành được ghép lại từ những viên gạch nung cỡ đại, kết dính với nhau bằng vôi hay mật mía cùng những chất phụ gia cần thiết khác.
Thành có 4 cổng ra vào là cửa Đông, cửa Tây, cửa Nam, cửa Bắc nằm chính giữa 4 mặt Thành. Các cổng được xây theo hình dạng vòm cuốn, mỗi cửa rộng khoảng hơn 3m, phía trên lợp ngói, mái cong.
Thành Cổ dưới thời thực dân Pháp đô hộ, thống trị
Trong suốt quãng thời gian chịu sự thống trị, áp bức của thực dân Pháp, do là trung tâm đầu não của bộ máy cai trị cấp địa phương nên Thành Cổ Quảng Trị được Pháp chọn làm một trong những cứ điểm quân sự quan trọng.
Pháp tiến hành xây dựng hệ thống nhà tù, mở rộng khu lao xá để có thể giam giữ những anh hùng yêu nước của dân tộc ta hoạt động tại tỉnh Quảng Trị và khu vực lân cận. Nhà tù Quảng Trị đã trở thành căn cứ lãnh đạo cuộc cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc của quân đội ta bởi nơi đây giam giữ những đầu não, chiến sĩ cộng sản đầu tiên của Quảng Trị cùng nhiều lãnh đạo của Tỉnh ủy thời tiền khởi nghĩa.
Thành Cổ Quảng Trị Và 81 ngày đêm chiến đấu ác liệt (năm 1972)
Thành Cổ Quảng Trị được biết đến trên toàn thế giới qua cuộc tổng tấn công và nổi dậy đấu tranh với bọn Mỹ-Ngụy năm 1972 với 81 ngày đêm kiên cường giữ vững thành trì đầy gian nan, khốc liệt.
Cuộc đấu tranh này nổ ra đã khiến rất nhiều người phải đổ máu, bỏ mạng tại nơi chiến trường. Bọn quân Mỹ-Ngụy điên cuồng, hiếu thắng vì để giành được Thành Cổ Quảng Trị mà đã ném xuống Việt Nam ta cả trăm nghìn tấn bom với sức công phá vô cùng mạnh mẽ, được so sánh như sức mạnh của 7 quả bom hạt nhân. Không thể tưởng tượng nổi sức mạnh khủng khiếp đó đã đổ xuống đầu biết bao con người nhưng họ vẫn cố gắng đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ thành trì được vững vàng. Tuy nhiên sao có thể chống lại được sức công phá kinh khủng ấy, sau 81 ngày đêm ròng rã chống cự, toàn bộ thị xã Quảng Trị và tòa Thành Cổ đã bị vùi lấp, san bằng; chỉ còn trông thấy vết tích của đoạn thành, cổng…
Thành Cổ Quảng Trị cũng chứng kiến sự ngã xuống của biết bao anh hùng đã kiên cường hy sinh vì tự do của Tổ quốc ngày nay.
Thành Cổ Quảng Trị trong cuộc sống ngày nay
Do đã bị phá hủy bởi cuộc chiến tranh năm 1972 nên ngay sau đó, vào thập niên 90 của thế kỷ thứ 20, tỉnh Quảng Trị đã có những kế hoạch tôn tạo, tu sửa lại để phục hồi di tích. Các đoạn tường thành đổ vỡ được xây lên, cổng chính 4 phía được dựng lại và còn xây thêm ở chính giữa thành đài tưởng niệm những vị anh hùng đã ngã xuống vì dân tộc trong cuộc chiến 81 ngày đêm ác liệt năm xưa.
Người ta còn cho xây thêm một khu làm bảo tàng, những con đường dẫn vào thành cũng được sửa sang lại.
Đi về phía tây của Thành Cổ, đi trên con đường ra sông Thạch Hãn ngày nay đã trở thành một công viên, quảng trường rộng lớn vô cùng. Công viên này nối liền những quần thể di tích lịch sử Thành Cổ – sông Thạch Hãn – 2 di tích đã chứng kiến những sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc ta.
Quần thể di tích gồm các hạng mục có thể kể đến như tháp chuông, nhà thả hoa đăng ở 2 bên bờ sông Thạch Hãn… hứa hẹn là điểm đến thú vị với nhiều du khách.
Kết luận
Trên khắp mọi miền đất nước ta có vô số di tích lịch sử và mỗi di tích lại chứa đựng một giá trị lịch sử riêng của dân tộc ta. Thành Cổ Quảng Trị máu và hoa đúng như tên gọi, chứa đựng thật nhiều ký ức hào hùng của dân tộc, sẽ mãi là một nơi linh thiêng để thế hệ về sau tưởng nhớ về những vị anh hùng dân tộc đã hy sinh bỏ mạng lại nơi chiến trường.