
10 sự thật về trận chiến Thành Cổ Quảng Trị
Thành Cổ Quảng Trị – một tòa thành tọa lạc bên dòng sông Thạch Hãn, ai biết rằng đằng sau vẻ ngoài lạnh đạm kia là quá khứ đau buồn đó là cuộc chiến 81 ngày đêm giữ thành đầy khốc liệt trong lịch sử dân tộc. Ngày nay, Thành Cổ là một điểm đến khiến nhiều du khách xúc động, để lại nhiều cảm xúc nhất, đây được coi là nghĩa trang không nấm mồ, là ngôi mộ chung của những người lính Thành Cổ đã ngã xuống vì đất nước vì sự hòa bình thống nhất của dân tộc. Bạn đã biết hết 10 sự thật về trận chiến thành Cổ Quảng Trị chưa?
10 sự thật về trận chiến thành Cổ Quảng Trị
Thành Cổ Quảng Trị vào thời nhà Nguyễn được đắp bằng đất
Thành Cổ Quảng Trị được xây từ thời vua Gia Long và đến thời vua Minh Mạng mới hoàn thiện, kéo dài gần 28 năm (1809-1837) , Thành ban đầu chỉ được đắp bằng đất, đến 28 năm sau năm 1837 vua Minh Mạng cho xây lại bằng gạch.. Bên ngoài thành có hệ thống hào xung quanh
Thành Cổ Quảng Trị thời thực dân Pháp là trung tâm đầu não của phong trào cách mạng
Thực dân Pháp chọn Thành làm một trong những cứ điểm quan trọng của hệ thống quân sự. Từ đó Hệ thống nhà tù được Pháp cho xây dựng , mở rộng và kiên cố hoá để giam giữ người yêu nước, các chiến sĩ cách mạng trong tỉnh và khu vực. Quảng Trị có lúc đã trở thành trung tâm lãnh đạo cách mạng bởi chính đây từng là nơi giam giữ những nòng cốt của thanh niên, những chiến sĩ.
Cổ Quảng Trị thời kỳ Mỹ – ngụy bị biến thành khu quân sự đàn áp cách mạng
ngày 20/7/1954 Hiệp định Giơnevơ được ký kết, theo hiệp định lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới phân chia.Từ Sông Bến Hải trở ra được giải phóng, các huyện từ Gia Linh trở vào Hải Lăng trở thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ.
Thị xã Quảng Trị bao gồm Thành Cổ Quảng Trị trở thành trung tâm quân sự, kinh tế-xã hội. Chúng Thành Cổ thành khu quân sự, làm kho tàng quân đội đồng thời mở thêm nhà giam để đàn áp các cuộc cách mạng.
Thành cổ Quảng Trị – trận chiến 81 ngày đêm lịch sử
Vào giữa tháng 6/1972, quân đội Việt Nam Cộng hòa phản công hòng chiếm lại Quảng Trị. Đây chính là trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam – được mệnh danh là “mùa hè đỏ lửa”, với sự vận động hỏa lực lớn chưa từng có.
Thành Cổ Quảng Trị ngày nay – Đài tưởng niệm được mô hình hoá thành nấm mộ chung
Hiện nay nếu bạn đến trung tâm di tích sẽ thấy người ta xây đài tưởng niệm hình thành ngôi mộ chung để tưởng nhớ hàng ngàn anh hùng đã ngã xuống trong những ngày đêm khốc liệt này. Ngôi mộ tập thể này mang ý nghĩa sâu sắc là để siêu thoát cho linh hồn những người đã khuất.
Thành Cổ Quảng Trị ngày nay
Song song con đường từ Phía tây Thành Cổ, cửa hữu của thành ra thẳng bờ sông Thạch Hãn, ngày nay đã trở thành một công viên, quảng trường rộng lớn, nối liền quần thể di tích Thành Cổ; gồm các hoạt động chính như tháp chuông, nhà thả hoa đăng hai bên bờ sông.
Sông Thạch Hãn
Đây là nơi hy sinh của không biết bao nhiêu đồng chí anh dũng từ phía Nhan Biều, Ái Tử vượt sông để vào Thành Cổ để chiến đấu và tiếp tế cho đồng bào. Hàng năm,vào các ngày lễ lớn đặc biệt vào Ngày Thương binh – Liệt sĩ , chính quyền địa phương sẽ tổ chức lễ thả đèn, thả hoa trên sông Thạch Hãn để tưởng niệm liệt sĩ đồng thời ở hai bên bờ sông.
Thành cổ Quảng Trị chỉ còn lại ký ức
Đây là nơi để giáo dục truyền thống yêu nước và là điểm thu hút hấp dẫn khách tham quan trong nước và bè bạn quốc tế. Du khách đến đây sẽ được hướng dẫn thăm nhà bảo tàng nơi đây trưng bày những di vật và tái hiện lại lịch sử huy hoàng của Thành Cổ Quảng Trị từ khi xây dựng đến ngày đất nước thống nhất.
Thành Cổ Quảng Trị ngày nay – Đài tưởng niệm được mô hình hoá thành nấm mộ chung
Người ta quan niệm rằng âm dương luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau như: giữa trời và đất, ngày và đêm, giữa người sống và người chết đó là hình thái âm dương. Có tất cả 81 bậc thang đi lên tượng trưng cho 81 ngày đêm chiến đấu huy hoàng ở thành cổ Quảng Trị.
Thành Cổ Quảng Trị dưới thời thực dân Pháp
Trong suốt tháng năm đô hộ và thống trị của thực dân Pháp, Thành Cổ Quảng Trị, chúng lấy tư cách là trung tâm đầu não của bộ máy cai trị cấp địa phương, cấp tỉnh. Thành Cổ Quảng Trị được quân đội Pháp chưng dụng làm một trong những cứ điểm quan trọng của hệ thống đồn quân sự. Chúng đã cho xây dựng thêm một hệ thống nhà tù, mở rộng nơi giam giữ những những người anh hùng, người yêu nước, các chiến sĩ cách mạng trong tỉnh và khu vực.Nơi đây có lúc đã trở thành trung tâm lãnh đạo phong trào cách mạng bởi chính đây từng là nơi giam giữ những hạt giống nòng cốt của thanh niên, những chiến sĩ cộng sản đầu tiên của Quảng Trị và nhiều vị lãnh đạo của Tỉnh ủy, Xứ ủy thuộc thời kỳ tiền khởi nghĩa ra đời.
Kết luận
Vậy là bên trên là 10 sự thật về trận chiến Thành Cổ Quảng Trị mà mỗi người dân của ta nên biết. Dân ta yêu lấy sử ta, lấy gốc làm đầu.