
Những điều cần biết về ngày giải phóng Quảng Trị
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, tỉnh Quảng Trị đã trở thành tuyến đầu của miền Bắc xã hội chủ nghĩa và hậu phương trực tiếp của chiến trường miền Nam. Vẫn còn nhiều người nhớ đến ngày giải phóng Quảng Trị, hoài niệm về những ký ức, suy ngẫm những gì mà ngày ấy mang lại cho nơi này. Vậy những giá trị, ý nghĩa lịch sử mà ngày này mang lại là gì? Cùng tìm hiểu những ý nghĩa, giá trị đó qua bài viết này nhé!
Những mốc son chói lọi của ngày giải phóng Quảng Trị
Chiến dịch tiến công giải phóng tỉnh Quảng Trị nằm trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam ta như 1 mốc son chói lọi, làm thay đổi cả cục diện cuộc chiến và tạo đà cho Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Gần 5 thập kỷ đã trôi qua, những người lính cách mạng đã trực tiếp chiến đấu trên mặt trận này vẫn còn rưng rưng nước mắt nhớ về những mốc son hào hùng ấy.

Lá cờ mặt trận giải phóng tung bay giữa lòng địch
Vào khoảng 15 giờ ngày 28 tháng 4 năm 1972 đánh dấu 1 mốc lịch sử quan trọng trong ngày giải phóng Quản Trị khi ông Võ Thanh Thủy đã cắm lá cờ của mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam trên nóc lô cốt, giữa trung tâm của quân trấn Đông Hà. Ngày hôm đó bộ đội chủ lực đánh trận cuối vào căn cứ của địch tại chùa Tám Mái và tiêu hủy đi 1 số cứ điểm còn lại của Mỹ – ngụy. Đến tầm 15 giờ, tất cả các cứ điểm cùng toàn bộ quân đội Sài Gòn ở Đông Hà đã bị tiêu diệt, thị xã bên bờ sông Hiếu đã được giải phóng. Vào thời khắc quan trọng đó ông Thủy đã cắm lá cờ Giải Phóng lên đánh dấu nơi đây đã được giải phóng hoàn toàn. Đây cũng là cơ sở cho ngày giải phóng Quảng Trị.
Ngày giải phóng Quảng Trị
Vào ngày 1 tháng 5 năm 1972 với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, quân và dân ta kết hợp tổng tiến công và nổi dậy, giải phóng cho toàn tỉnh Quảng Trị. Quyết giữ vững tấc đất, bờ tre. Quảng Trị đã trở thành tỉnh đầu tiên ở miền Nam được giải phóng. Nước Mỹ vẫn cố gắng níu kéo trong tuyệt vọng, vào tháng 6 năm 1972 Mỹ tăng cường không quân, hải quân, yểm trợ cho quân ngụy phản công hòng tái chiếm lại nơi đây. Quân và dân ta chống trả ác liệt trong suốt 81 ngày đêm để bảo vệ từng tất đất.
Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, vùng đất Quảng Trị được nối liền với hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa và trở thành trụ sở làm việc của chính phủ cách mạng lâm thời của Cộng hòa miền nam Việt Nam ta. Đến ngày 19 tháng 3 năm 1975 thì tỉnh Quảng Trị đã hoàn toàn được giải phóng. Đó là một ngày vô cùng ý nghĩa đối với người dân Quảng Trị.
Tháng 3 đáng nhớ
Nhắc về tháng 3 của năm 1975, những ký ức của những người từng trải qua lại ùa về. Vào những ngày mùng 9, 10 địch cho xe tăng đi càn quét ở Đông Hà gây nên lỗi ám ảnh kinh hoàng. Ngày 19 tiểu đoàn 14 và đại đội Lê Hồng Phong đánh thẳng vào Thành Cổ, đến tầm 3 giờ sáng quân giải phóng đã hoàn toàn làm chủ được nơi đây, cắm cờ lên cột cờ của thành Cổ. Cùng thời điểm đó có nhiều nơi khác cùng tiến công vào nhiều điểm khác nhau đến tầm khoảng 18 giờ 30 phút thì nơi đây đã được hoàn toàn giải phóng.

Sức sống mãnh liệt của vùng đất Quảng Trị
Từ sau ngày giải phóng Quảng Trị, nơi này đang trên con đường hội nhập và phát triển. Trong bối cảnh còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng với 1 quyết tâm chính trị, khát vọng vươn lên, nơi đây đã nỗ lực phấn đấu để thực hiện tốt những gì mà đảng và nhà nước đã giao cho.
Những năm gần đây tỉnh Quảng Trị tập trung vào việc thu hút các nhà đầu tư, nhất là đầu tư vào lĩnh vực năng lượng, phấn đấu đến năm 2025 thì tổng công suất của các dự án điện sẽ đạt tới khoảng 5.000MW, đưa tỉnh Quảng Trị trở thành trung tâm năng lượng của khu vực miền Trung. Ở vùng núi phía Tây có thế mạnh về điện gió có công suất vào khoảng 3.200MW một năm. Vùng ven biển thì có tiềm năng phát triển điện Mặt Trời với công suất khoảng 1.500MW cho 1 năm.
Không chỉ có điện, nơi đây còn tập trung vào khai thác tiềm năng của biển đảo, Quảng Trị đầu từ vào cảng biển và các khu nghỉ dưỡng. Các cảng biển nơi đây phục vụ chủ yếu cho các khu công nghiệp, khu kinh tế và hàng hóa quá cảnh từ Lào, Thái Lan trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây. Tỉnh cũng chú trọng vào phát triển du lịch biển đảo cùng với các khu di tích lịch sử nổi tiếng như Thành Cổ Quảng Trị…
Trong lĩnh vực nông nghiệp, nơi đây thực hiện chính sách 6 cây 2 con chủ lực. Trong đó 6 cây chủ lực bao gồm hồ tiêu, cao su, cà phê, lúa. cây ăn quả và cây dược liệu, gỗ; 2 con chủ lực là bò và tôm.
Kết luận
Trên đây là bài viết về 49 năm ngày giải phóng Quảng Trị mà chúng tôi gửi tới cho các bạn. Mong rằng qua bài viết này các bạn đã biết ngày giải phóng Quảng Trị là ngày nào cũng như những giá trị mà ngày đó đã mang lại cho nơi đây.