
10 ký ức hào hùng về mùa hè đỏ lửa 1972 Quảng Trị
Nói đến cuộc chiến diễn ra liên tiếp 81 ngày đêm tại thành cổ Quảng Trị , chúng ta những con người của thế hệ không còn bom đạn không khỏi đau xót cho những mất mát, hy sinh của những người anh hùng đã quên đi cả thân mình để đem lại cuộc sống bình yên cho đất nước. Đồng thời không khỏi tự hào bởi đất nước Việt Nam có những con người kiên cường, anh dũng đến như vậy. Để ghi nhớ chiến công của các chiến sĩ với con cháu ngàn đời sau, tôi xin kể lại 10 ký ức hào hùng về mùa hè đỏ lửa 1972 Quảng Trị.
Sơ lược về cuộc chiến ở Thành cổ Quảng Trị năm 1972
Nói tới cuộc chiến ở thành cổ Quảng Trị năm 1972 người ta nghĩ ngay đến cái tên “mùa hè đỏ lửa 1972 Quảng Trị”. Cuộc chiến diễn ra trong 81 ngày đêm giữa ta với Mỹ – Ngụy. Mọi điều kiện điều bất lợi cho chiến sĩ của ta. Với diện tích 3km2 trong Thành cổ, không đâu là không có hố bom, hố mìn , xác xe tăng, xe tải, binh khí,… Máy bay của địch hoạt động không mệt mỏi trinh sát cả ngày lẫn đêm, nã đạn B52 liên tục. Trong rừng thì cây và cỏ đều cháy rụi do chất độc hóa học và vũ khí. Cuộc chiến vô cùng khốc liệt, rất nhiều chiến sĩ đã nằm mãi ở đất Quảng Trị mà không về quê hương được nữa
10 ký ức hào hùng về mùa hè đỏ lửa 1972 Quảng Trị
Chiến sĩ của Đại đội 1 – Trung đoàn 95 nghẹn ngào kể lại “ Không ngày nào là địch không mở đợt tấn công, mục đích của chúng là nhằm đánh chiếm thị xã”. Tôi nhớ các chiến sĩ của đại đội 1 bình tĩnh, quyết tâm đánh lừa địch cho chúng tiến đánh vào gần trận chiến khoảng cách 70 đến 80 m mới bắt đầu tiêu diệt. Ngoài việc giặc tấn công dồn dập, chúng còn sử dụng những máy móc công nghệ tinh vi : dùng máy bay để thả bom, bắn pháo dữ dội để phá vỡ phòng tuyến của ta. Tôi nhớ có những ngày địch tấn công những 3 lần , cùng mảnh ký ức kinh hoàng trong tôi là hàng ngàn tấn bom chĩa vào phòng tuyến của ta
Những năm tháng chiến đấu đã qua đi, nhưng câu khẩu hiệu hào hùng vẫn in sâu vào tâm trí các chiến sĩ với ý nghĩa nhiệm vụ đánh giặc ở trên chiến trường, trách nhiệm của ta là phải chiến thắng địch. Nhiều chiến sĩ may mắn sống sót kể lại rằng : Chiến trường quá ác liệt làm ta quên đi cái gì gọi là thời gian ngủ và nghỉ. Đồ ăn thì khó nuốt như nuốt hố bom, lương khô,.. nhưng mà các chiến sĩ của ta vẫn phải ăn để giữ sức chiến đấu. Do bị pháo địch cắt đứt đường dây liên lạc nên các đại và trung đội liên lạc chủ yếu bằng việc chạy bộ vào đêm.
Ký ức đau thương nhất trong lòng các chiến sĩ phải kể đến là việc chứng kiến đồng đội mình hy sinh quá nhiều. Bom đạn chiến tranh đã cướp đi mạng sống của bao nhiêu người con của Đất nước. Cơ thể của các chiến sĩ khi hy sinh không được vẹn toàn, nhìn trông rất đáng thương. Do điều kiện vật chất ở chiến trường khó khăn nên việc mai táng các chiến sĩ được tổ chức trên trận địa
Đại đội trưởng đại đội 1 – Ông Bùi Đình Cẩm trở về sau chiến tranh nghẹn ngào chia sẻ : Trong cuộc đời ông, quyết định khó khăn nhất là ra lệnh cho cấp dưới lấp hầm chứa 3 chiến sĩ ta đã hy sinh bởi nếu tổ chức mai táng cho các chiến sĩ với sự khốc liệt của bom đạn chiến tranh lại có thêm nhiều người hy sinh, rất đau lòng
Ngày 21/7/1972 được nhớ đến là ngày giỗ của đại đội 1. Hôm đó đại đội đã giành thắng lợi lớn khi thực hiện nhiệm vụ tập kích ở ngã tư và nhà thờ Long Hưng. Tuy thắng lợi nhưng đại đội hy sinh mất 12 chiến sĩ, 23 người bị thương , quân số còn lại rất ít
Nhiều chiến sỹ của đại đội 1 mãi mãi nằm xuống cùng cây cỏ sông núi nơi Thành cổ. Chúng tôi những người con của đất nước ghi nhớ công ơn của các anh. Đáng buồn là Đại đội 1 hiện mới tìm được 29 cán bộ chiến sỹ, nhưng đa số các chiến sĩ đều bị thương tật, dư chấn của chiến tranh
Nhớ về mùa hè đỏ lửa 1972 Quảng Trị, thật sự khốc liệt, hơn 300.000 tấn bom của Mỹ đã nã xuống nơi thành cổ, đêm cũng như ngày, Quảng Trị ngập trong lửa và máu. Thiên nhiên nơi đây không một nhành hoa, cỏ nào tồn tại, sống sót được
Ký ức đẹp trong lòng các chiến sĩ là “ hình ảnh biết bao thanh niên trai tráng mới 18 đôi mươi, không ngại khó khăn, gian khổ chiến đấu hy sinh vì đất nước để giữ từng tấc đất ở Thành cổ Quảng Trị”
Ngày 30/3/1972 – dấu mốc cho sự bắt đầu của cuộc chiến ác liệt tại thành cổ Quảng Trị, đó là chiến sĩ ta nã hàng ngàn , vạn quả pháo đạn vào căn cứ của địch
Ngày 2/5/1972, toàn Quảng Trị giải phóng, nhưng khắc sâu trong tim những chiến sĩ là tinh thần kiên cường, bất khuất, không sợ hy sinh để giữ vững nền độc lập cho đất nước
Kết luận
Chiến tranh đã qua đi, nhưng những mất mát hy sinh vẫn còn đó, những ký ức về mùa hè đỏ lửa 1972 Quảng Trị mãi in sâu trong tim mỗi chúng ta. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về cuộc chiến 81 ngày đêm tại thành cổ Quảng Trị!