
10 Mốc Lịch Sử Đáng Nhớ Của Huyện Hải Lăng Quảng Trị
“Lịch sử là một câu chuyện chúng ta nói chúng ta là ai” – Sue Peabody. Đúng là như vậy, mỗi nơi, mỗi người đều có những câu chuyện lịch sử của riêng mình và Hải Lăng Quảng Trị – thánh địa của người Công giáo cũng không ngoại lệ. Hôm nay, hãy cùng chúng mình tìm hiểu 10 mốc lịch sử đáng nhớ của huyện Hải Lăng nhé!
Huyện Hải Lăng Quảng Trị
Nằm ở phía nam của tỉnh Quảng Trị, huyện Hải Lăng là vùng đồi núi và ven biển. Địa hình nơi đây bị chia cắt nhiều bởi các sông, suối; một số khu vực đồng bằng bị thấp trũng do đó việc phát triển giao thông, mạng lưới điện cũng như ngành tổ chức sản xuất cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhờ có hệ thống sông ngoài dày đặc, nơi đây cũng đủ nước để cung cấp cho những cánh đồng ở gần và xa.
Huyện Hải Lăng Quảng Trị là hành lang kinh tế nối từ biển Mỹ Thủy đến cửa khẩu Lao Bảo với cảng biển Mỹ Thủy 150 triệu USD.
Khu du lịch sinh thái Bàu Giàng, nhà thờ La Vang cùng với sự hấp dẫn của đặc sản” gạo ngon đậm đà, rượu Kim Long, ốc nhồi Hải Thiện, cháo bột Hải Thọ,… đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước
10 mốc lịch sử đáng nhớ của huyện Hải Lăng Quảng Trị
Lịch sử có vai trò vô cùng quan trọng với mỗi người, mỗi thế hệ như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn rằng : “Dân ta phải biết sử ta/Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Việc hiểu được gốc gác của mình, của đất nước và gần hơn là về lịch sử của địa phương mình đang sinh sống là một điều vô cùng đáng quý.
Những sự kiện lịch sử dưới đây là 10 mốc lịch sử quan trọng nhất để có tồn tại huyện Hải Lăng Quảng Trị như ngày nay.
Tên gọi huyện Hải Lăng
Vào thời nhà Lê, năm 1466, vua Lê Thánh Tông đặt dải đất của Châu Hóa và Châu Thuận thành hai phủ là: Phủ Triệu Phong và Phủ Tân Bình thuộc xứ Thuận Hóa. Phủ Triệu Phong gồm 6 huyện: Vũ Xương, Kim Trà, Đan Điền, Điện Bàn, Tư Vang và An Nhơn. Huyện An Nhơn sau đó được đổi thành huyện Hải Lăng. Từ đấy, tên gọi huyện Hải Lăng ra đời.
Năm 1558, để tránh âm mưu ám hại cảu họ Trịnh, Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ vùng Thuận Hóa, huyện Hải Lăng vẫn giữ nguyên tên gọi và 5 tổng gồm: Hoa La, An Khang, An Thơ, An Dả và Câu Hoan.
Dinh Quảng Trị
Năm 1801, Gia Long (Nguyễn Ánh) lấy phủ Triệu Phong lập ra dinh Quảng Trị gồm 3 huyện: Hải Lăng, Minh Linh và Đăng Xương. Từ thời vua Gia Long cho đến năm 1827, vua Minh Mạng nối ngôi, dinh lỵ Quảng Trị đóng tại làng Thạch Hãn ( Hải Trí, Hải Lăng).
Phủ Hải Lăng
Năm 1852, vua Tự Đức thay tên Hải Lăng thành phủ Hải Lăng, với tổng là: An Thái, An Thơ, Văn Vận, Cu Hoan và An Nhơn.
Huyện Hải Lăng
Sau cách mạng tháng 8/1945, Phủ Hải Lăng được đổi lại thành huyện Hải Lăng, giải thể cấp tổng và lập lại các xã.
Quận Hải Lăng
Thời kỳ Mỹ – ngụy, dưới chính quyền Sài Gòn, huyện Hải Lăng đổi thành quận Hải Lăng. Toàn quận Hải Lăng gồm có 22 xã, đó là: Hải Xuân, Hải Thượng, Hải Lâm, Hải Quy, Hải Phú, Hải Thọ, Hải An, Hải Sơn, Hải Chánh, Hải Trường, Hải Hòa, Hải Dương, Hải Khê, Hải Tân, Hải Quế, Hải Ba, Hải Vĩnh, Hải Lệ, Hải Thiện, Hải Thành, Hải Phúc, Hải Trí. Quận lỵ đóng tại Diên Sanh.
Năm 1975, quê hương Hải Lăng được giải phóng, quận Hải Lăng đổi thành huyện Hải Lăng, gồm có 22 xã, huyện lỵ đóng tại Diên Sanh.
Huyện Hải Lăng sáp nhập với huyện Triệu Phong
Đầu năm 1977, huyện Triệu Phong và huyện Hải Lăng hợp nhất thành huyện Triệu Hải, thuộc tỉnh Bình Trị Thiên.
Tái lập Huyện Hải Lăng Quảng Trị
Tháng 07/1989, Quảng Trị được lập lại. Ngày 01/5/1990, huyện Hải Lăng được tách ra từ huyện Triệu Hải và trở lại với tên gọi ban đầu, huyện lỵ Hải Lăng và đóng tại thị trấn Hải Lăng.
Lúc này, huyện Hải Lăng gồm: gồm 20 xã: Hải An, Hải Ba, Hải Khê, Hải Lâm, Hải Lệ, Hải Phú, Hải Quế, Hải Quy, Hải Chánh, Hải Dương, Hải Hòa, Hải Sơn, Hải Tân, Hải Thành, Hải Trường, Hải Vĩnh, Hải Xuân, Hải Thiện, Hải Thọ, Hải Thượng.
Thành lập thị trấn Hải Lăng
Ngày 01/08/1994, thị trấn Hải Lăng được thành lập, thị trấn huyện lỵ huyện Hải Lăng trên cơ ở có một phần diện tích và dân số của các xã Hải Thọ và Hải Lâm.
Sáp nhập xã Hải Lệ vào thị xã Quảng Trị
Ngày 19/03/2008, nghị định số 31/NĐ-CP của chính phủ Việt Nam ban hành: Sáp nhập toàn bộ diện tích, dân số xã Hải Lệ và thị xã Quảng Trị,
Huyện Hải Lăng còn lại 42.368,12ha diện tích tự nhiên với dân số 99.044 người, cùng 20 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị trấn Hải Lăng và 19 xã. Trong đó có 12 xã vùng đồng bằng, 2 xã thuộc vùng cát ven biển và 6 xã vùng gò đồi;. Toàn huyện có 84 làng, 6 khóm, 102 thôn; 57 HTX; 26 tổ hợp tác sản xuất và 101 cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học,.
Hình thành thị trấn Diên Sanh
Ngày 17/12/2019, Nghị quyết 832/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Quảng Trị do Ủy ban Thường vụ Quốc Hội ban hành có hiệu lực và ngày 01/01/2020: Sáp nhập xã Hải Thọ vào thị trấn Hải Lăng thành thị trấn Diên Sanh,
Do đó, huyện Hải Lăng Quảng Trị có 1 thị trấn và 15 xã như hiện nay.
Qua bài viết trên, chúng mình đã tái hiện lại lịch sử hình thành của huyện Hải Lăng Quảng Trị thông qua 10 mốc lịch sử đáng nhớ. Các bạn, đặc biệt là con dân Hải Lăng hãy đọc và ghi nhớ những sự kiện về Hải Lăng thân yêu nhé!