
Top 10 di tích lịch sử tại huyện Cam Lộ Quảng Trị
Quảng Trị nằm ở dải đất miền Trung đất nước và là nơi sở hữu những cảnh quan rất đáng để đến khám phá mà không phải ai cũng biết đến. Nơi đây có cảnh quan yên bình với những con người chân chất, mộc mạc cùng những di tích lịch sử từ bao đời vẫn còn in dấu. Đến với mảnh đất Quảng Trị, chúng ta không thể không nhắc đến huyện Cam Lộc. Nơi nổi tiếng với những khu di tích lịch sử từ lâu đời. Đến với Cam Lộ Quảng Trị chúng ta sẽ học và hiểu ra rất nhiều điều, được đong đầy trải nghiệm cuộc sống quý giá mà không phải điểm đến nào cũng mang lại cho bạn. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu top 10 khu di tích lịch sử tại huyện Cam Lộ Quảng Trị.
Top 10 di tích lịch sử huyện Cam Lộ Quảng Trị
Đến với Cam Lộ Quảng Trị, du khách được tham quan các khu di tích lịch sử như:
Miếu An Mỹ
Trong số hàng trăm di tích lịch sử cách mạng được Nhà nước xếp hạng thì miếu An Mỹ( miếu Cồn Nậy) là di tích lịch sử tiêu biểu. Đây từng là nơi che chở, hội họp và đưa ra nhiều quyết định quan trọng chỉ đạo phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Quảng Trị qua các thời kỳ.
Miếu An Mỹ nằm ở xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ Quảng Trị. Trước năm 1930, miếu An Mỹ vẫn chỉ là căn nhà nhỏ bằng tranh tre nứa lá đơn sơ nằm trên một gò đất nổi của thung lũng trọt tre (xóm Cồn Nậy) với diện tích khoảng 4.000 m2. Nơi đây có nhiều cây cổ thụ, đan xen với cây nhỏ thành từng lớp dày đặc, rậm rạp, ánh sáng mặt trời khó xuyên qua được.
Trong cuộc cách mạng Tháng 8/1945, Ủy ban khởi nghĩa huyện Cam Lộ đã chọn miếu An Mỹ, nhà đồng chí Hồ Tần, Lê Quang Soạn làm các địa điểm họp bàn kế hoạch tổ chức khởi nghĩa giành chính quyền huyện Cam Lộ Quảng Trị.
Sau Cách mạng Tháng 8/1945, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, miếu An Mỹ là nơi hoạt động của quân dân du kích và cán bộ kháng chiến.
Trong 20 năm kháng chiến chống Mỹ, vùng Cồn Nậy là một trong những điểm đánh phá ác liệt, miếu An Mỹ hầu như bị phá hủy hoàn toàn. Để tưởng nhớ công ơn của những nhà yêu nước cuối thế kỷ thứ XIX và đầu thế kỷ thứ XX và thế hệ những chiến sĩ cộng sản đầu tiên ở Cam Lộ Quảng Trị, miếu An Mỹ đã được xếp hạng là Di tích lịch sử tiêu biểu cách mạng của tỉnh Quảng Trị.
Chùa Cam Lộ
Trên địa bàn huyện Cam Lộ Quảng Trị, đây là là ngôi chùa lớn và linh thiêng nhất Quảng Trị. Nơi đây có ngọn Bảo tháp thờ Phật và Xá lợi Phật cao nhất Việt Nam. Trong đó, Giác Nhiên Bảo Tháp là công trình xây dựng để tưởng nhớ Cố Trưởng Lão Đức đệ nhị Tăng Thống, được khởi công ngày 19/2/2011 và hoàn thành vào dịp Lễ hội Quán Thế Âm 19/2/2014. Tổng kinh phí lên đến 15 tỷ đồng. Vào những ngày đầu Xuân năm mới chùa Cam Lộ có hàng vạn lượt khách khắp các địa phương trong tỉnh Quảng Trị cũng như khách thập phương về đây để lễ phật cầu may mắn. Nơi đây trở thành một nét đẹp truyền thống của người Việt Nam, cứ vào dịp những ngày đầu năm mới, nhiều gia đình lại cùng nhau đi lễ chùa để cầu chúc một năm mới an khang thịnh vượng, nhiều may mắn đến với gia đình và mọi người.
Vùng Cùa
Ở Cam Lộ Quảng Trị có vùng Cùa nổi tiếng. Cùa là tên gọi từ xưa, âm vang thể hiện chất dân dã và hoang vu. Trên bản đồ hành chính, đây là địa bàn giữa hai xã Cam Chính và Cam Nghĩa thuộc huyện Cam Lộ, Quảng Trị. Từ ngã ba quốc lộ 9 vào vùng Cùa, ngày xưa là con đường đất đỏ, cằn cỗi gió nắng. Đất xứ Cùa thì mỡ màu với những vườn cây trái đủ các loại Vào tới trung tâm vùng Cùa chúng ta sẽ thấy bóng tán mít vây bọc những vuông vườn dâu da, cam, bưởi, ổi. Từ xa xưa, mảnh đất Cùa được mệnh danh là xứ hồ tiêu và nức tiếng với các loại quả và sản vật như mít ngọt, chè xanh, măng khô, mộc nhĩ.
Đồi chè ở Vùng Cùa
Chợ phiên Cam Lộ
Nhắc đến chợ phiên Cam Lộ là nhắc về nhiều nét đẹp truyền thống cũng như niềm tự hào của người dân anh hùng Quảng Trị. Từ thế kỷ thứ 17 khi mới được dựng nên, chợ phiên Cam Lộ Quảng Trị đã được xem như là trung tâm buôn bán và giao thương hàng đầu. Ngôi chợ nổi tiếng một thời của cả vùng Thuận Hóa xưa và nay. Mỗi phiên họp chợ cách nhau 5 ngày, bắt đầu từ mùng 3 hàng tháng.. Quy mô không chỉ gói gọn tại địa phương, chợ phiên này còn là nơi buôn bán tấp nập có đầy đủ những sản vật từ khắp mọi vùng miền. Đây cũng là địa điểm mà các thương lái nước ngoài chọn để neo đậu trao đổi hàng hóa sầm uất. Và đặc biệt, trong những năm 45-50 của thế kỷ 20, đây còn là căn cứ hoạt động cách mạng quan trọng của nước ta.
Di tích nhà tằm Tân Tường
Sau khi phong trào Cần Vương tan rã, trên hành trình từ kinh đô kháng chiến Tân Sở trở về, cụ Lê Thế Vỹ người làng Tường Vân, xã Triệu An, huyện Triệu Phong nhận thấy vùng đất Cam Lộ là nơi thuận lợi để thực hiện phát triển phong trào cách mạng lâu dài. Chính vì vậy Ông đã lập ra làng Tân Tường, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ ngày nay, để trồng dâu, nuôi tằm, bí mật gây dựng cơ sở hoạt động cách mạng.
Thuở đó, bên ngoài làng Tân Tường là nơi sản xuất để che mắt giặc, và bên trong là nơi của các nhân sĩ, trí thức và những người yêu nước trên khắp mọi miền đất nước gặp gỡ bàn bạc trao đổi công việc. Đồng thời đây là nơi quyên góp tài chính, lương thực ủng hộ hoạt động cách mạng. Tên gọi “Nhà Tằm” Tân Tường được bắt nguồn từ đó.
Di tích Căn cứ Thành Tân Sở
Di tích Căn cứ Thành Tân Sở nằm ở làng Mai Đàn, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ Quảng Trị. Di tích Căn cứ Thành Tân Sở được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng Quốc gia vào ngày 16 tháng 1 năm 1995. Đây là một di tích thành lũy quân sự cuối cùng của triều đại phong kiến nhà Nguyễn. Nơi đây ghi dấu những sự kiện lịch sử quan trọng của phong trào Cần Vương chống Pháp đầu thế kỷ XX.
Sau chiến tranh, Tân Sở ngổn ngang những đống phế liệu chiến tranh và chi chít hàng trăm hố bom. Hiện nay, thành Tân Sở đã mất hết dấu vết, đã trở thành vùng đất trồng hoa màu và cây lâm nghiệp của dân địa phương. Di tích Căn cứ Thành Tân Sở đang rất cần được gìn giữ, tôn tạo.
Khu chính Phủ Lâm Thời cộng Hòa Miền Nam Việt Nam
Khu chính Phủ Lâm Thời cộng Hòa Miền Nam Việt Nam Cam Lộ Quảng Trị được xây dựng từ năm 1973. Nơi đây thuộc thôn Tân Hòa thị trấn Cam Lộ được xây dựng lên với mục đích làm trụ sở chính để làm việc của Chính phủ Việt Nam lúc đó. Trụ sở được xây dựng với 2 khu: khu A và khu B.
Khu A là nơi làm việc chính của chính phủ nhà khách hay là nơi trình quốc thư của đại sứ. Khu B là nơi ở và làm việc của nhân viên cán bộ Đảng và nhân viên báo chí. Cho đến nay, khu chính Phủ Lâm Thời cộng Hòa Miền Nam Việt Nam tại Cam Lộ Quảng Trị đã trở thành một trong những biểu tượng về khát vọng, quyết tâm giành độc lập của dân tộc ta.
Cây đa thôn Phú Ngạn
Tại Cây đa thôn Phú Ngạn là một gò đất hoang nằm cạnh đường 71. Cây đa nằm trên địa phận thôn Phú Ngạn, xã Cam Thanh, huyện Cam Lộ; cách ngã tư Sòng 3km về phía Tây.
Trên địa bàn xã Cẩm Thanh, huyện Cam Lộ, để thiết thực chào mừng Đảng ta tròn 35 tuổi (3/2/1930 – 3/2/1965), đêm ngày 2/2/1965 (tức ngày 1 tết Ất tỵ), với chủ trương “diệt ác phá kìm” và biểu dương tinh thần của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Để biểu dương lực lượng an ninh huyện Cam Lộ và du kích xã Cam Thanh đã treo cờ trên cây đa thôn Phú Ngạn để tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân hướng về cuộc đấu tranh chính nghĩa. Sáng mùng 2 tết, nhân dân Cam Thành, Cam Thủy, Cam Giang vui mừng phấn khởi khi nhìn thấy lá cờ cách mạng bay phấp phới trước gió xuân. Khi phát hiện lá cờ bọn địch lồng lộn, tức tối không dám trèo lên để tháo cờ xuống nên đã huy động một tiểu đội lính đến phá cờ nhưng đã vấp phải mìn gài của lực lượng vũ trang nhân dân. Hai tên địch chết tại chỗ, số còn lại bị thương nặng. Cờ cách mạng đã cùng nhân dân Cam Lộ tưng bừng đón tết, đón xuân, mừng Đảng ta tròn 35 tuổi. Đây là sức mạnh khẳng định xu thế cách mạng và là niềm tự hào, tin tưởng sâu sắc đến ngày thống nhất đất nước.
Địa điểm Đồn Thượng Nghĩa
Địa điểm đồn Thượng Nghĩa nằm đầu làng Thượng Nghĩa, thuộc xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ Quảng Trị
Thượng Nghĩa là một làng quê nằm trên bình nguyên đất đỏ bazan, bao bọc xung quanh Thượng Nghĩa là đồi núi và các khe suối. Nơi đây rất thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ địa để ẩn giấu, luyện tập, huấn luyện của lực lượng vũ trang. Đồng thời đây cũng là nơi tổ chức các hoạt động sản xuất lương thực chuẩn bị hậu cần tại chỗ phục vụ cho chiến trường. Chính vì thế, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, địa bàn thôn Thượng Nghĩa là nơi phong trào cách mạng thường xuyên được duy trì, củng cố và phát triển kháng chiến. Chính tại nơi đây là địa bàn mà chính quyền ngụy miền Nam cố tâm tìm mọi biện pháp để tiêu diệt.
Nhà bia tưởng niệm liệt sĩ
Nhà bia tưởng niệm liệt sĩ nằm trong khuôn viên đất thổ cư của chị Nghĩa, thuộc địa phận khóm 2, thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ Quảng Trị, cách UBND huyện khoảng 200m về phía Tây nam.
Cuộc tấn công chi khu Cam Lộ không thành, các anh dũng của các chiến sĩ hy sinh để lại trong lòng người dân Quảng Trị niềm tiếc thương vô hạn. Chi khu Cam Lộ trở thành nấm mồ chung cho 108 liệt sĩ quân giải phóng miền Nam trong chiến dịch Mậu Thân 1968 và cũng chính là nơi ghi dấu tội ác chiến tranh của Mỹ – ngụy đối với nhân dân Cam Lộ Quảng Trị anh hùng.
Sau ngày huyện Cam Lộ được lập lại, nhân dân Cam Lộ đã phát hiện ra một số hài cốt liệt sĩ và xác định được vị trí khu hầm mộ. Năm 1993, UBND huyện đã cho xây dựng một nhà bia tưởng niệm khang trang để nhớ ơn 108 liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc trong tết Mậu Thân năm 1968.
Lời kết
Trên đây là những thông tin về Top 10 di tích lịch sử huyện Cam Lộ Quảng Trị. Hy vọng thông tin trên đây hữu ích giúp các bạn biết thêm thông tin về Cam Lộ Quảng Trị. Nếu có dịp hãy đến nơi đây để tham quan chiêm ngưỡng vẻ đẹp nơi đây nhé. Cảm ơn các bạn.